Chú Giải Tin Mừng Thứ Tư Tuần XVII Mùa Thường Niên (Mt 13,44-46) | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ TƯ TUẦN XVII MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mt 13,44-46

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 34,29-35

Khi ông Môsê từ trên núi Sinai đi ông mang hai bia đá chứng từ, và ông không biết do sự đàm đạo với Chúa, mặt ông sáng lán rực rỡ.

Sống với Chúa, một cách công khai hơn, trong một thời gian dài, điều đó không thể biến đổi con người. Ong vừa mới trải qua bốn mươi ngày "tĩnh tâm", một mình, trên một hang động trống trải, trong đói khát và chay tịnh, với Thiên Chúa như người đối thoại... giữa đá, trong không khí bổ dưỡng của các đỉnh cao và mặt trời cháy sáng.

Kinh nghiệm này để lại các dấu vết: người ta từ đó trở lại như bị đốt cháy. Mặt ông rực sáng! Nên cố mường tượng ra con người này đang đi xuống các lối mòn trở lại với anh em mình.

Bởi vì sau khi kinh nghiệm và tĩnh tâm, phải trở lại cuộc sống thường ngày, trở lại với công việc. Và các tiếp xúc nhân loại và các trách nhiệm.

Ông Môsê gọi họ, thì cả Aaron lẫn các thủ lãnh hội đường mới quay lại. Sau khi ông nói chuyện với họ, tất cả con cái Israel mới đến gần ông. Ông truyền lại tất cả những điều ông đã nghe Chúa phán trên núi Sinai.

Chiêm nghiệm và truyền đạt.

Cầu nguyện và hành động.

Môsê “con người cầu nguyện" và “con người hành động".

Phần lớn các nhà thần bí lớn cũng đều là những người đàn ông và đàn bà rất hoạt động. Chớ gì người ta nghĩ tới thánh Benlađô, thánh Têrêsa Avila, tới cha Foucauld.

Chúng ta sẽ phi lý khi đối nghịch hai kiểu sống thực

sự kinh nghiệm linh hoạt và biến cải hoạt động, cho nó chân thực, vững chắc và kiên trì hơn.... và hành động nuôi dưỡng kinh nguyện, cho nó thành thực tiễn hơn...

Theo kiểu sống của tôi, theo tính khí, tôi có khuynh hướng nào: có lẽ tôi phải quân bình lại? Quyết. định dấn thân hơn? Giảm bớt những dấn thân để cầu nguyện?

Môsê: “nhà giải phóng"... “vị thần”

NGÀY NAY, người ta bàn cãi nhiều về chiều kích “chính trị" của đức tin. Theo nghĩa cao thượng, chính trị là tất cả những gì động tới tổ chức con người trong xã hội, là đặt đúng chỗ những cấu trúc về các tương quan nhân loại trong thành, trong nhóm những người chung sống với nhau.

Làm sao đức tin có thể xa lạ với lãnh vực cốt yếu này?

Xuất hành cung ứng cho chúng ta mẫu gương sáng giá: tình yêu Thiên Chúa thúc đẩy cả một dân tộc tự tổ chức, tự giải phóng và hợp nhất lại. Môsê là một “lãnh tụ”, một thủ lãnh chính trị Thiên Chúa đưa lên. Nhưng cũng thật nội tâm biết bao.

Phải, Thiên Chúa là một quyền lực tập thể của việc giải phóng và đoàn kết. Sự mạc khải này đôi khi làm cho chúng ta lúng túng, vì chúng ta đã quen với một lối rao giảng “thiêng liêng và cá nhân". Chúng ta phải khám phá ra sự tổng hợp mà Môsê đã thành đạt được: Thiên Chúa được phụng sự trên hết, nhưng Thiên Chúa được phụng sự trong anh em chúng ta. Tin Mừng không nói lại với chúng ta điều gì khác.

Nói xong ông lấy khăn che mặt mình. Khi ông vào trước mặt Chúa và đàm đạo với Người, thì ông cất khăn cho đến lúc ông trở ra... ông che khăn lại cho đến lúc ông đàm đạo với Chúa.

Một nhịp sống, nhịp điệu của con tim: "thời trường tâm”, máu về tim, "thời thu tâm”, máu ra thân... Dùng thời giờ với Chúa... đùng thời giờ với thế gian..

“Tấm khăn” Môsê che mặt, ta gán ghép cho ý nghĩa gì? Trước mặt Chúa, ông để mắt trần, trước mặt mọi người ông che mặt?

Bài đọc II: Gr 15,10.16-21

Khốn thân con, mẹ ôi, bởi mẹ đã sinh ra con như một kẻ chia rẽ, gây gỗ cho toàn xứ sở. Con không cho vay và không mượn gì của ai, thế mà ai ai cũng nguyền rủa con.

Giêrêmia gặp phải một cơn khủng hoảng trầm trọng, trong tác vụ ngôn sứ bắt buộc ông phải tái chấp nhận ơn gọi của mình và tinh luyện.

Vì đã cam kết phục vụ Thiên Chúa, ông gặp phải nhiều địch thủ: tuy ông hiền lành nhất, ông phải mất giờ để nói lên các lời hăm dọa.

Gặp được lời Người, lạy Chúa, con đã nuốt vào. Lời Chúa trở thành hoan lạc cho con, thành những niềm vui của lòng con.

Đó là những kiểu nói có vẻ đẹp muôn dã và mãnh liệt. Những lời vừa thoáng "đến"... Thái độ "hau háu” muốn nuốt vào...

Phải chăng tôi thấy lời Chúa đến với tôi?

Tôi có cảm thấy đói lời Chúa không?

Dưới sức nặng của tay Người, tôi ngồi tách ra... Tôi đã không ngồi chung với đám người chế nhạo...

Những người hay chế giễu là hạng người giàu có, kiêu căng, đầy tự phụ, hạng người này luôn hiện diện ở mọi nơi trong mọi thời. Pascal đã gọi họ là “phóng đãng”, họ chế nhạo tất cả và chỉ nghĩ đến việc tiêu khiển giải trí. Các thánh vịnh đã lên án hạng người này (Tv 1,1; 108,25; 122.4), sách Khôn ngoan (Cn. 3,34; 24,9; 21,11) và cả sách Tin Mừng cũng lên án họ: một lần nữa, ta thấy Đức Giêsu như kết đọng lại cả một truyền thống....” khốn cho các ngươi, là kẻ bây giờ vui cười (Lc. 6,25).

Phải lấy cuộc đi làm quan trọng Phải lấy Thiên Chúa làm quan trọng. Phải lấy sự đau khổ nghèo nàn của kẻ khác làm quan trọng nhất là khi thấy mình đầy đủ tràn trề:

Tại sao nỗi khốn khổ của tôi kéo dài lê thê? Vết thương của tôi nan y, vô phương chạy chữa? Phải chăng Người là nguồn suối phỉnh gạt cho tôi, như một suối nước giả dối?

Chúng ta lại tìm thấy lòng can đảm phi thường trong lời cầu nguyện của Giêrêmia. Một cách cầu nguyện nghi vấn. Làm sao đây? Hình thúc lời cầu nguyện rất chân thật này cũng ăn khớp với ít nhiều bài ca mới: "Người là nguồn mạch nước hằng sống, sao Người lại là cơn khát mà không có gì giải khát được? Phải chăng, Lạy Chúa, Người là mạch suối giả dối, một thứ nước không uống được hay là suối đã khô cạn?"

Những danh từ này có thể là những lời phạm thượng cũng có thể là điểm khởi đầu một liên hệ mới mẻ với Thiên Chúa, chân thành hơn, tinh tòng hơn. Cảnh “đêm tối" đối với những người chiêm niệm, là khởi điểm cho cuộc "gặp gỡ" trọn hảo hơn. Sự hoài nghi có thể trở nên bộ mặt u buồn của lòng trung thành, của việc tìm kiếm liên lỉ. Còn nhột cách để khỏi hoài nghi, là chối bỏ hẳn Thiên Chúa và không còn đặt câu hỏi nào với Người, kể như Người không hiện diện... hay còn một cách giả tạo khác để thoát khỏi nghi nan là nhắm mắt trước các câu hỏi.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con sống với sự hoài nghi, như một mũi nhọn thúc đẩy chúng con luôn tìm kiếm Người.

Vì thế Giavê phán thế này: "Nếu ngươi trở về, và nếu Ta sẽ làm ngươi trở về”.

Ôi! Thật là một tư tưởng lạ lùng! Nó diễn tả cách tuyệt hảo sự hợp tác giữa Thiên Chúa và loài người trong việc hoán cải sự hợp tác giữa ơn thánh và tự do Giêrêmia sẽ dùng kiểu nói cân đối này nhiều lần (Gr 17,14 - 20,7).

Lạy Chúa, không có Người, con không thể làm được gì. Và Người cũng đã nói không có Ta ngươi không làm được gì hết.

Lạy Chúa, xin giúp con làm trọn phần việc của con cách chân thành. Xin làm cho con ngoan ngoãn đón nhận phần của Người.trao cho.

Bài Tin Mừng: Mt 13,44-46

Đức Giêsu nói các dụ ngôn: "Này đây..”

Cũng như mọi người kể chuyện ở Đông phương, Đức Giêsu nói “bằng hình ảnh". Người không nói cách trừu tượng: đưa ra những “gợi ý" hơn là các “quan niệm"… Người sử dụng những từ biểu tượng, những từ gợi ý khiến mỗi người có thể hiểu và chúng gây âm hưởng vô cùng.

Đó không phải là những suy luận có tính hệ thống hay các tư tưởng cứng nhắc mà ta phải tìm hiểu trước hết trong dụ ngôn, nhưng là "chính Con Người Đức Giêsu, Đấng đang nói dụ ngôn đó cho ta. Đấng đã tìm kiếm dụ ngôn đó cho ta. Những dụ ngôn đều phát xuất từ tâm hồn Người.

Nước trời giống như chuyện bảo vật.

Một bảo vật.

Phải.

Một bảo vật.

Không có người nào trên mặt đất này lại không có thể hiểu điều đó. Đàng khác, mỗi người có thể hiểu điều đó theo cách của mình.

Một bảo vật. Đó là một điều gì đáng ước ao. Một điều gì gây thèm muốn.

Một bảo vật chôn giấu trong ruộng.

Được chôn giấu. Được che phủ.

Tại xứ Pa-lét-tin, vào thời Đức Giêsu không có nhiều ngân hàng hay tủ bạc, để bảo toàn những của cải mà một gia đình có thể dành dụm. Thế nên, người ta thường chôn cất tiền của đó tại một chỗ kín mật. Và hay xảy ra trường hợp là chủ nhân kho tàng đó chết đi mà chưa kịp tiết lộ nơi chôn giấu.

Có người kia gặp được, thì liền chôn giấu lại.

Bảo vật chôn giấu, tìm được, ông ta lại chôn giấu tiếp. Ta lắng tai thử xem: Người sắp nói gì nữa đây?

Rồi vui mừng trở về, ông bán tất cả những gì mình có…

Đó là điều mà Đức Giêsu muốn nói đến.

Niềm vui... Từ bỏ tất cả và vui mừng vì Nước Trời.

Đây không phải là lần duy nhất Đức Giêsu nói đến"niềm vui!” Đó là đề tài quen gặp trên môi miệng Người. Lạy Chúa, Chúa phát biểu lời đó thế nào lúc đó, khuôn mặt Chúa ra sao!

Con thích chiêm ngắm nét đặc thù đó của Chúa. Chúa là Đấng sống rất sâu các trong Nước Trời, Chúa là một “Người trong niềm vui". Và Chúa đề nghị niềm vui đó cho những ai khám tìm được Nước Chúa.

Bán tất cả những gì con có! Vâng, lạy Chúa!

Đây cũng không phải là lần duy nhất Đức Giêsu tỏ ra Người là Con Người dứt khoát triệt để! Đó là một đề tài Người năng đề cập đến.

Con thích chiêm ngắm nét đặc thù này của Chúa. Chúa không phải là con người có thái độ nửa vời. Chính Chúa, Chúa trao ban tất cả! Chúa đặt giá trị vào đó, giá rất cao. Và đó cũng là thái độ Chúa đề nghị cho toàn diện đời sống Kitô hữu.

“Nhưng hắn thật khùng điên!"... Nhưng kẻ thấy ông ta bán mọi sự, hẳn là đã buông lời như thế!

Ông ta mua thửa ruộng ấy.

Không, ông ta không điên khùng. Chỉ vì những người khác không biết đó thôi! Thay vì mất hết, ông ta đã chiếm được tất cả.

Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc rất quý, ông ta về bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc đó.

Nước Trời, không chỉ là niềm vui, điều đáng mong ước, bảo vật.

Mà cũng là “vẻ đẹp", sự “hoàn thiện”, viên ngọc quý. Bất thần gặp được trong khi cày ruộng mình thì chưa đủ... mất công tìm kiếm bảo vật mới giá trị hơn, như một người sưu tầm tìm kiếm một vật hiếm còn thiếu trong bộ sưu tầm của mình. Đây là hình ảnh mới mẻ. Lạy Chúa, con có say mê tìm kiếm Chúa không?

 

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Dụ ngôn kho báu và ngọc quý.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Ý nghĩa của dụ ngôn:

Dụ ngôn kho báu không đặt vấn đề luân lý về hành động của người mua thửa đất. Dụ ngôn chỉ muốn đề cao giá trị của Nước-Trời, nên nhấn mạnh niềm sung sướng của người kia thôi. Theo luật Rô-ma thời ấy, thì kẻ gặp được báu vật chôn dấu như vậy, có quyền chiếm hữu. Còn theo luật Do Thái, trong văn mạch của dụ ngôn này thì quyền sở hữu thuộc về chủ thửa đất, vì thế người kia khi tìm thấy, đã chôn dấu rồi về nhà bán tất cả những gì mình có để mua thửa ruộng đó.

Dụ ngôn đi tìm ngọc quý cũng mang ý nghĩa tương tự như dụ ngôn kho báu. Nước-Trời cao quý hơn tất cả mọi sự con người có thể có, nên con người phải sẵn sàng hy sinh tất cả, để chiếm được Nước ấy. Có người hiểu thương gia là Chúa Giê-su, và viên ngọc quý là con người: Con Thiên-Chúa đã hy sinh tất cả vì loài người chúng ta (2Cr 8,9; Pl 2,6-11).

2. Nhìn vào dụ ngôn kho báu:

“Nước-Trời giống như kho báu giấu trong ruộng”:

- Nước-Trời: là chính Thiên-Chúa, là thiên đàng, là sự sống đời đời, là ơn Chúa ban, là sự thánh thiện … được ví như kho báu. Điều này khơi dậy trong chúng ta sự khao khát, ước mong và tha thiết làm mọi sự để được Chúa làm gia nghiệp, được sống đời đời, được nên thánh mỗi ngày một hơn …

- Kho báu giấu trong ruộng: diễn tả rằng muốn được Chúa, được sự sống đời đời, được nên thánh thì phải tìm kiếm, nghĩa là phải nỗ lực, phải cố gắng, phải qua cửa hẹp … Như vậy không phải sống đạo cách khơi khơi, sống theo kiểu tài tử, sống bằng cách chỉ nói “lạy Chúa, lạy Chúa” (Mt 7,21) mà được vào Nước-Trời!

- “Gặp được thì chôn dấu lại …”: hiểu theo nghĩa bóng thì câu này đòi hỏi chúng ta: một khi đã hiểu, đã biết và đã tin vào Chúa, tin vào sự sống đời đời thì có lòng ao ước muốn chiếm lấy làm sở hữu cho mình. Như vậy muốn gặp gỡ Chúa, muốn nên thánh thì phải có lòng ao ước, có ý ngay lành.

- “Vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy”: muốn được Chúa làm gia nghiệp, muốn nên thánh thì phải từ bỏ mọi sự theo nghĩa:

- Tiên vàn hãy tìm Nước Thiên-Chúa.

- Yêu mến Thiên-Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức.

3. Nhìn vào dụ ngôn viên ngọc đẹp:

- Người muốn nên thánh, muốn được sự sống đời đời … được ví như công việc của một thương gia: bán đi cái kém để được cái hơn.

Điều này nhắc nhủ chúng ta cần phải hy sinh tất cả những gì mình có mà nó cản trở chúng ta nên thánh, và vào Nước-Trời như những sở hữu về:

- Vật chất: của cải và tất cả những phương tiện của đời sống.

- Tinh thần: tình liên đới với tha nhân như gia đình, bạn bè; những thú vui trần thế như danh vọng, địa vị, ham mê xác thịt.

- Chính bản thân mình: ý riêng cùng với những đam mê thấ tục…

- Mua viên ngọc đẹp:

Quý và đẹp, đó là hai giá trị mà con người ai cũng thích, cũng ưa và muốn nó. Điều này muốn diễn tả sự quý giá về Nước-Trời, có sự hấp dẫn và thu hút khiến người ta sẵn sàng hy sinh tất cả những sự mình có, để có được Nước-Trời.

4. Một số nhận thức về hai dụ ngôn kho báu và viên ngọc đẹp:

- Hai dụ ngôn đều muốn nhấn mạnh đến giá trị cao quý của Nước-Trời: nhưng dụ ngôn kho báu nêu cao sự quan trọng của Nước đó, còn dụ ngôn hạt ngọc thì bày tỏ sự tốt đẹp của Nước đó.

- Kho báu được gặp thấy như tình cờ, còn viên ngọc đẹp phải mất nhiều công phu (đi tìm). Đó là những hoàn cảnh trở lại đạo khác nhau.

- Muốn được Nước-Trời thì phải có lòng khao khát ước ao; muốn khơi dậy lòng ao ước đó, thì phải có sự khôn ngoan (khôn ngoan con cái Thiên-Chúa) để khám phá ra sự quý trọng và vẻ đẹp của Nước-Trời. Điều này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hàng ngày trong việc suy niệm và chiêm ngưỡng các mầu nhiệm về Nước-Trời để chúng ta đem lòng mộ mến mỗi ngày một hơn.

- Thấy anh chàng bán tất cả những gì mình có để mua thửa ruộng có kho báu đang cất giấu trong đó, thì người không khỏi chỗ đó là điên dại. Thế giới hưởng thụ, chạy theo những thú vui thế gian, đối xử như vậy đối với các môn đệ vác thập giá theo Chúa Giê-su …

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.